Vấn đề phỏng vấn xin việc bao giờ cũng mang lại những áp lực không hề nhỏ đối với tất cả mọi người. Dù đối với những ai có kinh nghiệm hay chưa có kinh nghiệm, họ đều phải trả lời những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc giống nhau. Vậy đó là những câu hỏi nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Có rất nhiều người trường hợp các bạn ứng viên vì quá lo lắng nên đã chuẩn bị trước câu trả lời cho một số câu hỏi cần thiết trước khi buổi phỏng vấn diễn ra. Tuy nhiên, đôi khi những câu hỏi phỏng vấn mà bạn suy nghĩ lại không chính xác với những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ gặp phải những tình huống khó khăn trong quá trình trả lời.
Dưới đây, chính là một số câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn mà bạn có thể tham khảo qua để có thêm cho mình những kiến thức và kỹ năng bổ ích trước khi phỏng vấn chính thức.
1. Hãy giới thiệu về bản thân bạn
Đây là một câu hỏi bắt buộc phải có trong bất kỳ buổi phỏng vấn nào, tuy nhiên nhiều người lại mắc lỗi sai phổ biến khi trả lời câu hỏi này. Mục đích của nhà tuyển dụng khi đưa ra một câu hỏi mà vốn dĩ họ đã biết được thông tin về bạn khi đọc trên hồ sơ mà không cần hỏi lại, nhưng lý do tại sao họ vẫn dành cho bạn 3 phút để trả lời câu hỏi chỉ cần vỏn vẹn vài giây là có thể trả lời hết.
Hãy nghĩ vấn đề sâu xa hơn, nhà tuyển dụng chắc chắn không muốn bạn lặp lại những gì đã ghi trong hồ sơ, mà mục đích của họ đó chính là cho bạn cơ hội để nói về những công việc liên quan đến nghành nghề mà bạn đã từng làm và quan trọng là những nghành nghề đó phải có sự liên quan ít nhiều đến vị trí mà bạn đang muốn ứng tuyển. Chính vì vậy, bạn nên rút kinh nghiệm khi trả lời câu hỏi này đừng nói quá nhiều đến sơ yếu lý lịch bản thân mà hãy nói về công việc liên quan đến vị trí công việc mà bạn đang phỏng vấn.
2. Điểm mạnh và điểm yếu của bạn
Nhiều người lo lắng rằng nếu nói quá nhiều điểm mạnh sẽ bị cho là người tự cao nhưng nói về điểm yếu sẽ khiến họ bị đánh giá thấp. Lời khuyên cho bạn đó chính là đừng tập trung nói về điểm mạnh quá nhiều, hãy nói những gì mạnh chiếm ưu thế nhiều nhất từ 3 đến 5 yếu tố là được. Còn về điểm yếu hãy tinh ý biến điểm yếu thành một thế mạnh riêng của bạn, ví dụ như điểm yếu của bạn là “suy nghĩ nhiều” nó là một rào cản nhất định khiến bạn chậm trễ công việc tuy nhiên đối với những công việc cần đào sâu những suy nghĩ chi tiết điểm yếu của bạn lại phát huy tác dụng. Chỉ cần bạn biết đặt điểm yếu vào đúng tình huống phù hợp thì điểm yếu sẽ trở thành điểm mạnh mà thôi.
3. Vì sao bạn lại nghĩ việc ở công ty cũ?
Nhiều bạn lo sợ nếu trả lời câu hỏi này không khéo sẽ khiến nhà tuyển dụng hoài nghi về sự gắn bó của bạn sau khi vào làm việc với công ty. Tuy nhiên, bạn cứ đưa ra những lý do hợp lý về vấn đề xin nghỉ việc tại công ty cũ phù hợp là được. Còn nhà tuyển dụng họ sẽ ghi nhận lại những gì bạn nói và đối chiếu những vấn đề bạn gặp phải ở công ty cũ hiện tại ở công ty của họ có giải ra vấn đề đó hay không?
Nếu bạn ra đi vì chế độ phúc lợi chưa hợp lý thì nhà tuyển dụng sẽ xem xét lại vấn đề lương thưởng cho nhân viên của tại công ty của mình hiện tại có hợp lý để níu kéo ứng viên ở lại hay chưa. Bạn hãy hoàn toàn yên tâm trả lời câu hỏi này một cách chân thật nhất, nhà tuyển dụng chỉ ghi nhận lại những gì bạn nghĩ, nếu như bạn là ứng viên phù hợp nhất họ chắc chắn sẽ mời bạn hợp tác mà thôi.
4. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
Đây là câu hỏi để nhà tuyển dụng xác định xem bạn có phải là người phù hợp với định hướng và tư duy kinh doanh của công ty họ hay không. Chính vì vậy, bạn nên chuẩn bị trước câu trả lời này cũng như tham khảo qua mục tiêu và lộ trình phát triển công ty có phù hợp với mình hay không để trả lời câu hỏi này tốt nhất nhé!
5. Mong muốn của em khi vào làm việc tại công ty như thế nào?
Cũng giống như câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp, câu hỏi này nhằm mục đích xác định góc nhìn và quan điểm làm việc của bạn có phù hợp với định hướng công ty hay không? Nếu mong muốn của bạn vượt quá giới hạn công ty thì chắc chắn bạn sẽ không phải là ứng cử viên tìm năng mà họ đang tìm kiếm.
6. Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?
Nếu bạn là sinh viên mới ra trường cần môi trường thực tập và học hỏi kinh nghiệm, bạn đừng quá quan trọng những vấn đề liên quan đến tiền lương. Tuy nhiên, đối với những ai đã có vững chuyên môn và có kinh nghiệm nhất định, bạn hãy đưa ra một con số cụ thể cho nhà tuyển dụng xác định được giá trị và năng lực của bạn một cách đúng đắn để đưa ra mức lương phù hợp.
Tóm lại, có rất nhiều những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn, tuy nhiên trong bài viết này chúng tôi chỉ đưa ra những câu hỏi quen thuộc nhất. Tuy nhiên, đằng sau những câu hỏi tưởng chừng đơn gian nhưng vẫn có nhiều người mắc phải những sai lầm nhất định. Mong rằng, những chia sẻ này sẽ giúp ích cho quá trình phỏng vấn của bạn sắp tới.
Chúc các bạn thành công!