Tìm kiếm một công việc là một quá trình chiến đấu và vượt qua chính nỗi sợ của bản thân. Việc thất bại trong quá trình tìm việc có thể làm cho một người cảm thấy thất vọng, lo lắng, và hết sức khổ sở. Đối với hầu hết mọi người, sự nghiệp gắn liền với danh dự của họ, vì vậy bạn có thể cảm thấy như tìm kiếm một công việc giống như tìm kiếm một phần của cuộc sống và cho đến khi sự nghiệp của bạn được định hình, bạn có thể vẫn cảm thấy bất ổn và không thỏa mãn.
Trong quá trình tìm việc làm, bạn sẽ phải đối mặt với sự từ chối ảnh hưởng tới động lực của bản thân, bạn sẽ tự hỏi bạn đã làm gì sai khiến bạn không được nhận. Việc cảm thấy căng thẳng và lo lắng trong quá trình tìm kiếm việc làm là điều bình thường, nhưng đó cũng là một điều khó khăn để vượt qua. Vì vậy, khi bạn cảm thấy thất vọng về công việc tìm kiếm của mình, bạn có thể đối phó như thế nào? Có những cách để điều chỉnh tốt hơn tâm trạng của bạn trong quá trình tìm việc.
- Tạo ra kế hoạch
Tạo ra một lịch trình và ranh giới cho tìm kiếm việc làm có thể giúp bạn tăng cảm giác kiểm soát được chúng trong cuộc sống của mình, điều này có thể duy trì động lực của bạn và giữ cho bạn suy nghĩ tích cực. Ví dụ, bạn có thể dành một giờ mỗi buổi sáng để cập nhật hồ sơ của mình hoặc đặt mục tiêu ứng tuyển vào một công việc hay tạo thêm các mối quan hệ mới mỗi tháng.
Bằng cách kết hợp lịch trình tìm kiếm việc làm hàng ngày của bạn, bạn sẽ đạt được các chiến thắng nhỏ mỗi ngày, giúp thúc đẩy cảm giác tích cực về sự hiệu quả – nghĩa là khả năng tìm được công việc mới phù hợp với bạn sẽ nhiều hơn. Nhận thức rằng bạn có thể hoàn thành các mục tiêu mà bạn đặt cho chính mình có thể giúp vực dậy động lực của bạn.
- Luôn có sự chuẩn bị
Bạn càng có nhiều sự chuẩn bị, bạn càng ít bị choáng ngợp và trở thành nạn nhân của những tình huống xấu nhất hoặc suy nghĩ về sự thất bại. Vì vậy, hãy lên kế hoạch từng bước để giải quyết từng phần của quá trình tìm kiếm công việc giống như bất kỳ nhiệm vụ nào khác.
Ví dụ: đối với một cơ hội việc làm, bạn có thể cần phải tìm người liên hệ để tiến hành tham khảo thông tin và sau đó soạn thảo một email để gửi đi. Đối với một công việc khác, bạn có thể đã nhận được một cuộc phỏng vấn, vì vậy nhiệm vụ tiếp theo của bạn sẽ là nghiên cứu công ty, sắp xếp các ghi chú của bạn, và trang bị đầy đủ cho cuộc phỏng vấn. Hãy chia nhỏ việc tìm việc làm thành những nhiệm vụ nhỏ hơn, dễ quản lý để giúp quá trình tìm việc đầy khó khăn trở nên dễ dàng hơn và trong tầm kiểm soát của bạn.
- Tận dụng thời gian trống
Trong thực tế, bạn có thể muốn nghỉ ngơi sau quá trình phỏng vấn hoặc tìm kiếm công việc. Thời gian phục hồi tinh thần của bạn sẽ khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cá nhân, nhưng nói chung, bạn càng cảm thấy mình bị tách rời và chán nản, bạn sẽ càng cần thời gian để phục hồi lại. Bằng cách thỉnh thoảng nghỉ ngơi, bạn sẽ có thời gian để cải thiện thể chất, tinh thần và phục hồi năng lượng của mình.
Sử dụng khoảng thời gian này để nghỉ ngơi và đầu tư vào các vấn đề khác làm tiền đề cho việc tìm kiếm công việc tiếp theo của bạn, chẳng hạn như thiết lập các cuộc hẹn để tăng cường thêm mạng lưới quan hệ hoặc nỗ lực tìm kiếm người cố vấn có thể hỗ trợ khi bạn tiếp tục quá trình tìm việc làm. Việc tìm được một công việc là điều quan trọng nhưng hãy nhớ rằng giữ cho tinh thần khỏe mạnh cũng là một sự đầu tư dài hạn thiết yếu.
- Tìm kiếm động lực tinh thần
Tìm kiếm việc làm có thể gây ra nhiều trạng thái như nỗi sợ hãi và hạn chế niềm tin và thậm chí có thể khiến bạn mất ngủ. Nếu bạn cứ tiếp tục kìm giữ những cảm xúc đó, bạn sẽ tiếp tục duy trì tình trạng căng thẳng cho chính mình, điều này sẽ tiếp tục kéo bạn xuống.
Thay vào đó, hãy lấy những cảm xúc này làm tín hiệu để thay đổi hành vi hoặc quan điểm của bản thân. Cách tuyệt vời để làm điều này là tâm sự cùng bạn bè hoặc thành viên gia đình, người có thể cho bạn cảm thấy rằng bạn được yêu thương, được chăm sóc và quan trọng bất chấp những thách thức bạn đang phải đối mặt.
Tâm sự với người khác có thể là một cách hiệu quả để giải tỏa những cảm xúc lộn xộn, đầy thử thách. Hãy trò chuyện với một người bạn đáng tin cậy, thành viên gia đình hoặc chuyên gia trị liệu cũng có thể giúp bạn phát hiện ra những hạn chế về niềm tin đang làm bạn xuống dốc và học cách đối mặt với những gì xung quanh.
- Biết kiểm soát tâm trạng của bạn
Hãy tự hỏi: Những tình huống nào khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc gây ra tình trạng tồi tệ nào đó kéo dài? Ví dụ: có thể bạn đã bị rơi vào trạng thái lo âu khi bạn không nghe thấy phản hồi nào từ nhà tuyển dụng sau một cuộc phỏng vấn. Càng trải qua sự im lặng càng lâu, bạn càng mất đi động lực tìm việc làm và thậm chí bạn có thể tự đánh mất cơ hội bằng cách từ chối các cuộc phỏng vấn khác.
Nếu bạn có thể hiểu được những tình huống khiến bạn thất vọng, bạn có thể làm chủ được phản ứng của mình và tạo ra bộ đệm cảm xúc để giúp bạn đối đầu với chúng tốt hơn. Ví dụ: bạn có thể hỏi trực tiếp người phỏng vấn khi bạn chờ đợi hồi âm quá lâu để chủ động hơn trong các bước tìm việc tiếp theo của mình, điều này có thể làm giảm tác động của tình trạng đó.
Con đường để có được một công việc có thể đánh đổi bằng những cảm xúc tinh thần của bạn, nhưng bạn sẽ không thể có được một công việc nếu sức khỏe bạn không tốt. Bạn không thể trải qua quá trình phỏng vấn mà không cần chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần và tình cảm của bạn. Bằng cách làm theo những lời khuyên này, bạn có thể vượt qua thử thách và tiếp tục con đường tìm kiếm công việc mang lại niềm vui cho mình.